Cấp phép giọng nói có phải là nguồn thu tương lai cho nghệ sĩ?
Trí tuệ nhân tạo AI đang phát triển vượt bậc bởi khả năng bắt chước giọng nói của các nghệ sĩ nổi tiếng.
Gần đây đã xuất hiện màn hợp tác của Drake và The Weeknd trái phép mang tên “Heart on my sleeve” lan truyền trên mạng xã hội. Bài hát thậm chí còn đạt hàng nghìn lượt phát trên Spotify trước khi Universal Group can thiệp và yêu cầu DSP thực hiện hành động ngăn chặn việc tải lên.
Với khả năng tiếp cận công nghệ luyện giọng của AI, câu hỏi đặt ra là ngành công nghiệp âm nhạc sẽ thích nghi với công nghệ mới này như thế nào? Producer và DJ, DJ Fresh tin rằng anh ấy có câu trả lời, vì vậy anh đã hợp tác với nhà phát triển phần mềm Nico Pellerin để tạo ra một hướng đi mới VoiceSwap nhằm mục đích tạo ra các mẫu giọng nói AI đã được các nghệ sĩ cho phép. Sau khi đăng ký và đồng ý sử dụng giọng nói của họ, các nghệ sĩ sẽ nhận được 50% phần doanh thu do mẫu giọng nói của họ tạo ra trên nền tảng VoiceSwap.
VoiceSwap hiện chỉ có giọng hát của 5 nghệ sĩ - Angie Brown, Nikki Ambers, Dominique Young Unique, Jamie McCool và Liam Bailey. DJ Fresh cho biết anh ấy hy vọng sẽ mở rộng nền tảng cho hàng trăm nghệ sĩ khác. Anh ấy cũng đang mời các nghệ sĩ gửi giọng hát của họ để đưa vào nền tảng.
VoiceSwap được coi là một nền tảng đảm bảo quyền sở hữu mạnh mẽ chứ không chỉ là một công cụ nhân bản giọng nói. Ứng dụng nhằm mục đích giải quyết việc sử dụng trái phép giọng hát của nghệ sĩ vì mục đích thương mại.
Dịch vụ hiện chỉ có sẵn dưới dạng đăng ký, với các mức từ 5,99 đô một tháng đến 29,99 đô một tháng. Người dùng có thể dùng thử dịch vụ bằng cách truy cập miễn phí các khoản tín dụng trị giá một phút.