Weibo xóa những hình ảnh giả mạo về người sáng lập Tencent

Những ngày gần đây hình ảnh sai về ông Pony Ma Huateng, nhà sáng lập của Tencent đã bị lan truyền với tốc độ nhanh chóng. Trước diễn biến đó, Weibo có động thái xóa những hình ảnh này. Vụ việc cũng làm dấy lên hành vi tấn công mạng nhằm vào đối tượng doanh nhân tại Trung Quốc.

Gần đây Weibo xóa rất nhiều tài khoản đăng tải và chia sẻ hình ảnh đã bị chỉnh sửa của ông Pony Ma Huateng - nhà sáng lập và giám đốc điều hành của Tencent, với mái tóc hoa râm và khuôn mặt nhăn nheo. Đây là một trong những ví dụ về lạm dụng hình ảnh của các doanh nhân tại Trung Quốc thời gian gần đây.  

“Một số người dùng đã đăng tải và thổi phồng thông tin sai lệch về các công ty và doanh nhân, thậm chí còn cố tình lan truyền tin đồn thông qua các bức ảnh được chỉnh sửa Photoshop.” Weibo cho biết trong một tuyên bố.

Những hành vi “tung tin đồn” này đã xâm phạm hình ảnh hợp pháp của các doanh nghiệp, doanh nhân, đồng thời gây tổn hại đến môi trường trực tuyến của các doanh nghiệp, Weibo bày tỏ thêm.

Những bức ảnh giả cho thấy ông Ma trông già hơn nhiều so với tuổi thật 52 và cố hướng quan điểm rằng ông già đi bởi những áp lực. Bức ảnh đã lập tức thu hút sự chú ý của các nhà sáng lập công nghệ Trung Quốc bởi ông Ma hiếm khi xuất hiện trước công chúng những năm gần đây. Lần xuất hiện gần đây nhất của ông là vào ngày 22/3 trên sóng truyền hình khi ông tham dự cuộc họp của Liên đoàn Công nghiệp và Thương mại Trung Quốc với mái tóc đen và khỏe mạnh.

661f4361-41fd-4ed4-85e7-6c64fb4381bf_b5889183 (1)

Người sáng lập Tencent Holdings, ông Pony Ma Huateng, được chụp năm 2018. Ảnh: Reuters

Các doanh nhân Trung Quốc thường xuyên là đối tượng bị đồn đoán trên mạng xã hội. Ông Zhong Shanshan, chủ tịch tập đoàn nước khoáng Nongfu Spring và là người giàu nhất Trung Quốc, gần đây cũng bị tung tin đồn trực tuyến nhắm tới cáo buộc ông không đủ lòng yêu nước. Ở diễn biến khác, ông Liu Chuanzhi nhà sáng lập tập đoàn Lenovo cũng từng hứng chịu tấn công vô căn cứ cho rằng công ty đã bòn rút tài sản nhà nước trước.

Không giống như một số đối tác phương Tây thường xuyên tham gia các sự kiện cộng đồng và chia sẻ cập nhật thông tin trên trang mạng xã hội cá nhân, các doanh nghiệp công nghệ Trung Quốc phần lớn “ẩn mình”.

Các cơ quan quản lý Trung Quốc đã tăng cường giám sát thông tin trực tuyến nhắm vào các doanh nghiệp trong nước, khi Bắc Kinh tìm cách khôi phục niềm tin vào khu vực tư nhân nhằm vực dậy nền kinh tế trì trệ sau đại dịch.

Zhang Yi, giám đốc điều hành của công ty tư vấn iiMedia Research cho biết: “Các doanh nhân nổi tiếng đang ngày càng phải đối mặt với những thách thức trên các mạng truyền thông xã hội, nơi mà cư dân mạng nhắm mục tiêu vào lịch sử cá nhân và sản phẩm của công ty họ”. “Họ chỉ có thể dựa vào các quy định để trấn áp những hành vi tương tự.”