4 xu hướng công nghệ “được lòng” doanh nghiệp năm 2023

Với sự hỗ trợ của máy móc hay trí tuệ nhân tạo (AI), hầu hết công việc của con người đang dần trở nên dễ dàng hơn. Nhận thấy tốc độ phát triển vượt bậc của công nghệ, các doanh nghiệp liên tục cập nhật các thông tin bên lề để nắm bắt xu hướng chung của thế giới.

Với sự hỗ trợ của máy móc hay trí tuệ nhân tạo (AI), hầu hết công việc của con người đang dần trở nên dễ dàng hơn. Nhận thấy tốc độ phát triển vượt bậc của công nghệ, các doanh nghiệp liên tục cập nhật các thông tin bên lề để nắm bắt xu hướng chung của thế giới.

 

Theo báo cáo của Gartner, chỉ có 35% trong số các công ty đạt được hoặc đang trên đà đạt các mục tiêu chuyển đổi số, vì thế, còn nhiều cơ hội để các doanh nghiệp khác thành công trong công cuộc này.

 

Tự động hóa

 

Tự động hóa giúp hợp lý hóa các quy trình và cho phép vận hành chúng một cách trơn tru. Khi gặp khó khăn, việc tập trung vào tự động hóa trong hệ sinh thái kỹ thuật số có thể giúp doanh nghiệp tiếp tục tiến trình mà không gặp quá nhiều rủi ro.

 

Trong những thời điểm khó khăn, các doanh nghiệp có xu hướng né tránh các dự án phát triển chuyên sâu và dựa vào quy mô kinh tế mà Thương mại sẵn sàng (commercial off-the-shelf - COTS) có thể mang lại. Nhưng nếu bạn phải tùy chỉnh dù chỉ 20% trong số các giải pháp COTS, bạn nên xây dựng các công nghệ từ đầu và sở hữu hệ thống core IP (intellectual property core). Đó là một quá trình phát triển dài hạn và cần có thời gian để kiểm chứng mức độ hiệu quả.

 

Theo dự báo, việc ứng dụng công nghệ robot vào các lĩnh vực đời sống và sản xuất như chăm sóc sức khỏe, nông nghiệp, công nghiệp ô tô, kho vận và quản lý chuỗi cung ứng sẽ tăng trưởng mạnh trong năm 2023. Ngoài ra, nhiều ứng dụng robot tự động hoá trong các ngành, lĩnh vực khác cũng sẽ được ra mắt trong thời gian tới.

RPA (Tự động hóa quy trình bằng robot) đã giúp lược bỏ các hoạt động phải lặp đi lặp lại liên tục, từ đó có thể tối ưu hoá các hoạt động kinh doanh sản xuất. RPA sẽ tiếp tục tăng trưởng trong năm 2023 và trở thành một tiêu chuẩn về công nghệ được ứng dụng trong các doanh nghiệp.

Mặt khác, số hóa và tự động hóa cũng tiếp tục đóng vai trò quan trọng đối với sự thành công của các doanh nghiệp trong năm sau.

 

image-3.png

a1

 

Blockchain

 

Blockchain được xem là một trong những tập dữ liệu lớn, được số hóa và có khả năng phân bố rộng khắp. Tuy nhiên, nguyên tắc hoạt động của Blockchain là tạo nên một cộng đồng hoạt động gắn kết, không đơn lẻ.

 

Như bao ngành công nghiệp khác, khi mới xuất hiện, nhiều đồng tiền kỹ thuật số được tạo ra mỗi ngày và cạnh tranh với nhau. Thế nhưng trong tương lai, nhiều khả năng chỉ còn lại một vài đồng tiền kỹ thuật số còn tồn tại và được phần đông chấp nhận như một hình thức thanh toán.

 

Xu hướng này diễn ra vì nhiều dự án Blockchain mới được ra đời có sử dụng các thẻ trên các Blockchain hiện thời. Thẻ – tương tự tiền điện tử, có thể được trao đổi trên Blockchain nhằm phục vụ các mục đích mua sắm. Tuy nhiên, thẻ hoạt động trên một Blockchain có sẵn và mỗi thẻ đại diện cho giá trị ban hành trên tiền tệ của Blockchain khác.

 

Công nghệ Blockchain có lẽ không thay thế được những đơn vị trung gian hiện thời như ngân hàng, Google, Grab như một số người dự đoán, đặc biệt là trong ngắn hạn. Dẫu vậy, ngay cả khi các đơn vị trung gian không bị thay thế, Blockchain vẫn liên tục hiện diện tại nơi làm việc, các hợp đồng thông minh, các ứng dụng phi tập trung hoặc những giải pháp thay thế khác trong nhiều lĩnh vực của đời sống.

 

image-4.png

a2

 

Trí tuệ nhân tạo (AI)

 

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang đi vào cuộc sống một cách mạnh mẽ, thay thế nhiều công việc thủ công, tốn sức lao động. AI giúp con người cải thiện chất lượng công việc nói riêng và cuộc sống nói chung.

 

Rất nhiều công việc nhờ AI đã có những bước đột phá, tạo nên một cuộc cách mạng trong nghề. Đơn cử như lĩnh vực y tế, các bệnh viện đã có thể quản lý hồ sơ điện tử bằng AI, người dân có riêng trợ lý chăm sóc sức khỏe cá nhân phù hợp với yêu cầu. Tại ngân hàng và các tổ chức tài chính, AI được dùng trong việc xử lý các hoạt động tài chính, tiền đầu tư và cổ phiếu, quản lý các tài sản khác nhau. Khi AI được ứng dụng trong thương mại điện tử, khách hàng có thể dễ dàng tìm kiếm sản phẩm yêu thích với mức giá tốt mà không mất nhiều thời gian. 

 

Công nghệ trí tuệ nhân tạo có thể là chìa khóa để tiến tới việc cải tiến cải cách hành chính hiệu quả, triệt để, giúp thay đổi đáng kể và giải quyết nhiều vấn đề bất cập hiện nay về quản lý và điều hành của các cơ quan quản lý nhà nước các cấp. Điển hình là việc ứng dụng AI vào hệ thống chatbot (trả lời tự động) và trợ lý ảo tại các trung tâm hành chính. Điều này cho phép người dân truy vấn thông tin nhận được câu trả lời nhanh chóng, hiệu quả cũng như ngăn chặn tình trạng xếp hàng, chờ đợi như trước kia.

 

Với lượng dữ liệu khổng lồ lưu trữ trong cơ sở dữ liệu của chính phủ, AI có khả năng tổ chức và kết hợp nhiều bộ dữ liệu để rút thông tin và tóm tắt một loạt các dạng dữ liệu. Tuy nhiên để quá trình triển khai đạt hiệu quả tốt, vấn đề an ninh mạng và bảo mật thông tin cũng cần được hệ thống AI quan tâm và giữ kín.

 

image-3.png

a3

IoT - Internet vạn vật kết nối

 

Xu hướng IoT mang đến lợi ích lớn khi kết nối tất cả mọi người một cách dễ dàng nhờ mạng lưới cảm biến, thiết bị và cơ sở hạ tầng. IoT tạm hiểu là khi tất cả mọi thứ đều được kết nối với nhau qua mạng Internet, người dùng có thể kiểm soát mọi đồ vật qua mạng chỉ bằng một thiết bị thông minh, chẳng hạn như smartphone, tablet, PC hay thậm chí là một chiếc smartwatch nhỏ bé trên tay.

 

Cũng với IoT, các thiết bị trong nhà được kết nối với nhau trở nên thông minh hơn và "hiểu ý gia chủ". Các ngữ cảnh sống được tự động kích hoạt không còn là tương lai mà là hiện thực trong cuộc sống ngày nay. Thậm chí, các thiết bị smarthome đến từ nhiều thương hiệu giờ đây cũng có thể "giao tiếp" với nhau để hỗ trợ người dùng tốt nhất. "Khi tất cả thiết bị sử dụng chung một ngôn ngữ, công nghệ sẽ phát huy tối đa tính hữu dụng", Samantha Osborne, Phó Chủ tịch mảng Samsung SmartThings, chia sẻ về chuẩn kết nối Matter được hỗ trợ bởi các ông lớn như Apple, Google, Samsung, Amazon.

 

“Khi IoT được kết hợp nhiều hơn với AI,  mọi thứ sẽ được chăm sóc bởi công nghệ, từ thu thập, phân tích dữ liệu đến giao tiếp và sau đó là thanh toán”, Osborne nói thêm.

 

image-2.png

a4