Thông qua Workshop Online “"Bản quyền và những lưu ý dành cho YouTuber", Quản lý của mạng lưới nhà sáng tạo Tubrr - Trần Diệu Linh đã cung cấp những thông tin hữu ích về thực trạng vấn đề bản quyền tại Việt Nam và những giải pháp giúp bảo vệ bản quyền trên nền tảng YouTube.

emagazine12-12-1.png

Theo thông tin được VTV đăng tải, cứ 100 đồng kiếm được từ hoạt động vi phạm bản quyền trên YouTube thì có đến 55 đồng đến từ Việt Nam. Tình trạng này xuất phát từ việc có rất nhiều thủ thuật được áp dụng nhằm “lách luật” và sử dụng trái phép các nội dung có bản quyền như tóm tắt phim, chỉnh sửa thêm một số chi tiết trong bản gốc để đăng tải hay thậm chí có cả những livestream trái phép nội dung của đài truyền hình. Đây là tính hiệu đáng báo động trong vấn đề bản quyền tại Việt Nam và làm sụt giảm uy tín nghiêm trọng trong mắt bạn bè quốc tế.

emagazine12-13.jpg

Trong “Báo cáo 301 về bảo vệ bản quyền và sở hữu trí tuệ” của Hoa Kỳ ghi nhận Việt Nam là một trong số các quốc gia nằm trong danh sách đáng theo dõi.

“Vấn đề bản quyền tại Việt Nam còn nhiều kẽ hở và là vấn đề đáng lo ngại cho các quốc gia khi có mong muốn hợp tác sản xuất sản phẩm sáng tạo.” chia sẻ của chị Trần Diệu Linh.

Đối với riêng nền tảng YouTube, Việt Nam và Ấn Độ cũng là hai quốc gia bị đánh giá là không an toàn cho nhà sáng tạo nội dung. Việc này khiến Việt Nam đã, đang và sẽ đánh mất rất nhiều cơ hội khi có khả năng bị hạn chế áp dụng các chính sách mới của YouTube tạo điều kiện phát triển cho các nhà sáng tạo.  

emagazine12-11-1.png

YouTube cải thiện chính sách cũng như các công cụ của mình nhằm bảo vệ tối đa quyền lợi của các nhà sáng tạo trong bối cảnh vấn đề bản quyền, đặc biệt là quyền sở hữu trí tuệ trên không gian mạng ngày càng phức tạp.

emagazine12-10-1.png

Hiện nay, chỉ có hai đối tượng được YouTube bảo vệ bản quyền là “Nội dung độc quyền” và “Nội dung tự sản xuất”.

“Nội dung độc quyền” là nội dung do chủ sở hữu kênh tạo ra hoặc do người khác tạo ra nhưng kênh được độc quyền đăng tải. “Nội dung tự sản xuất” là nội dung do chính kênh sáng tạo nên, không sử dụng, biến đổi dựa trên bất kỳ yếu tố nào của tác giả khác.  

emagazine12-06.jpg

Những nội dung tận dụng lại từ sản phẩm, ý tưởng của người khác không nhận được sự bảo vệ của YouTube trong trường hợp trùng lặp nội dung. Thâm chí, nếu khiếu nại có thể khiến chính kênh khiếu nại bị xử lý.  

emagazine12-09-1.png

Hành động khiếu nại phổ biến và được mọi người biết nhiều nhất dưới cách gọi thông thường là “đánh gậy”. Tuy nhiên, bên cạnh “gậy” thì YouTube còn có 3 công cụ khác nhằm phục vụ những nhu cầu và trường hợp khác nhau trong bảo vệ bản quyền nội dung.   

emagazine12-01.jpg

“Đánh gậy” thực chất là cách gọi dân dã của công cụ Copyright takedown form, một biểu mẫu giúp nhà sáng tạo báo cáo vấn đề vi phạm bản quyền lên nền tảng. Để Copyright takedown form hoạt động hiệu quả, người dùng cần cung cấp đầy đủ và chính xác về những thông tin liên quan, có khả năng chứng minh nội dung thuộc quyền sở hữu của kênh. Trong trường hợp thông tin mơ hồ hoặc nội dung trên kênh có sự tận dụng yếu tố của một tác giả khác, kênh không những “đánh gậy” không thành công mà còn bị “đánh gậy” bởi chính YouTube.

Công cụ thứ hai dành cho các nhà sáng tạo theo dõi và phát hiện vấn đề vi phạm là Copyright match tools. Công cụ này có chức năng báo cáo cho nhà sáng tạo biết về những nội dung đang sao chép và mức độ sao chép là bao nhiêu phần trăm. Dựa vào đó mà nhà sáng tạo có thể quyết định xem có “đánh gậy” kênh vi phạm hay không.  

Content Verification Program là một công cụ tương tự với Copyright takedown form nhưng phù hợp với các tổ chức, doanh nghiệp sáng tạo nội dung số khi nhu cầu bảo vệ và số lượng nội dung cần được bảo vệ là rất lớn. Content Verification Program cho phép người dùng có thể đánh nhiều hơn một “gậy” đối với một nội dung. Điều đó cũng có nghĩa việc đăng ký tham gia chương trình bảo vệ này cũng khó khăn hơn so với Copyright takedown form.

Cuối cùng là Content ID (CID), công cụ dành riêng cho các Multi-Channel Network (MCN). Đây cũng là công cụ duy nhất nhà sáng tạo có thể thu phí từ những nội dung vi phạm. Content ID sẽ báo cho MCN mà kênh đang trực thuộc biết được có bao nhiêu nội dung trùng khớp trên 5 giây với nội dung kênh sở hữu để tiến hành các bước bảo vệ bản quyền tiếp theo.  

emagazine12-08-1.png

Bên cạnh những chính sách rất chặt chẽ của YouTube nhằm bảo vệ quyền lợi của các nhà sáng tạo thì có một số trường hợp đăng tải lại nội dung nhưng không bị nền tảng coi là hoạt động vi phạm.  

emagazine12-05.jpg

Đầu tiên phải kể đến Nguyên tắc sử dụng hợp lý. Nguyên tắc này quy định nếu sử dụng một phần nhỏ tác phẩm của người khác, không làm sai lệch ý nghĩa, hình tượng của tác phẩm đồng thời phát triển thêm giá trị mới cho phần nội dung đó thì sẽ không bị coi là vi phạm bản quyền. Tuy nhiên, điều đáng tiếc là chính sách này hiện chỉ được YouTube áp dụng tại thị trường Mỹ.

Ngoài thị trường Mỹ áp dụng Nguyên tắc sử dụng hợp lý thì tại một số quốc gia như Anh, Úc, Canada, luật pháp có chế tài riêng cân nhắc cho những trường hợp sử dụng nguyên tắc này. Tuy nhiên, các trường hợp cũng cần nằm trong danh mục cụ thể như bao gồm trích dẫn trên truyền hình, các trích dẫn phê bình, đánh giá hay đưa tin.

Trường hợp ngoại lệ cuối cùng là các nội dung thuộc danh mục được phép sử dụng trong Công ước Berne, trong đó Việt Nam cũng là nước tham gia ký kết.  

emagazine12-07-1.png

Đứng trước những chính sách ngày càng khắt khe của YouTube trong việc bảo vệ các nhà sáng tạo nội dung, việc vi phạm bản quyền chắc chắn gây ra nhiều ảnh hưởng và rủi ro cho kênh vi phạm.   

emagazine12-04.jpg

Đầu tiên, việc tranh chấp sẽ khiến các bên phải đối diện các vụ kiện về bản quyền. YouTube đã ký một đạo luật kỹ thuật số thiên niên kỷ, nội dung thống nhất YouTube sẽ không xử lý những tranh chấp bản quyền giữa hai bên mà sẽ đưa ra tòa án Mỹ giải quyết. Việc giải quyết bằng trình diện trước tòa sẽ tốn nhiều kinh phí cũng như công sức để theo kiện.

Vấn đề thứ hai là nhận “gậy” bản quyền, nhận các báo cáo vi phạm bản quyền sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của kênh. Nếu nhận 3 gậy bản quyền và đang trong quá trình kháng cáo sẽ không thể đăng video mới, không tương tác được với người đăng ký. Nếu không thể kháng cáo trong 90 ngày thì kênh sẽ bị xóa.  

Các kênh trong cùng hệ thống, sử dụng chung một luồng mail với kênh bị xóa do vấn đề bản quyền cũng có khả năng bị xóa theo.

Rủi ro thứ ba đồng thời là rủi ro lâu dài và có ảnh hưởng đến nhiều hoạt động trên các nền tảng của Google chính là lịch sử vi phạm bản quyền bị ghi nhận. Hiện tại, các kênh phải xác minh 2 bước để sử dụng trên nền tảng, thậm chí nếu dẫn link không thuộc hệ thống Google sẽ phải xác minh 3 bước. Từ đó, YouTube sẽ ghi nhận lịch sử người dùng với những thông tin gắn với kênh đã bị xóa do vấn đề bản quyền, sau này các kênh sử dụng thông tin này sẽ rất khó lên vì lịch sử vi phạm bản quyền đã bị YouTube ghi nhận và đánh dấu.