Trò chơi điện tử đang dần mất đi sự sáng tạo?
Ngày 20/3, nhiều doanh nghiệp game đã tập trung tại Hội nghị phát triển game tổ chức ở San Francisco trao đổi về tiềm năng phát triển trò chơi điện tử trong năm 2024. Tuy nhiên, các công ty đang phải đối mặt với tình trạng tiêu cực của ngành công nghiệp này.
Mặc dù năm 2023 mang lại một số thành công lớn cho lĩnh vực trò chơi điện tử, nhiều giám đốc điều hành tại Trung tâm Moscone cho biết chi phí phát triển ngày càng tăng, tốc độ tăng trưởng chậm và áp lực tìm ra người chiến thắng dẫn đến cách tiếp cận trò chơi an toàn tại các công ty lớn nhất, loại bỏ một số giới hạn trong ngành công nghiệp này.
Martin Sibille, Phó chủ tịch của Tencent Games, người trước đây đã làm việc 15 năm cho Electronic Arts Inc, cho biết: “Chúng ta phải chấp nhận rủi ro cao hơn”.
Những cái tên hàng đầu có thể tiêu tốn tới 300 triệu USD để phát triển - ngang bằng với một bộ phim bom tấn. Và cũng giống như ngành công nghiệp điện ảnh tràn ngập các phim siêu anh hùng, các nhà sản xuất trò chơi điện tử đang dựa vào những thương hiệu nổi tiếng để làm ngân sách tăng vọt.
Việc tăng trưởng chậm cũng lý giải một số cảnh báo. Nhà nghiên cứu thị trường NewZoo dự đoán ngành công nghiệp trị giá 184 tỷ USD sẽ tăng trưởng chưa đến 1% trong năm 2024. Đã có hơn 6.000 công nhân mất việc gần đây khi các công ty lớn cắt giảm chi tiêu.
Dưới thời chủ sở hữu mới là Microsoft Corp, Activision Blizzard đã hủy bỏ trò chơi sinh tồn Odyssey vốn được phát triển trong 6 năm. Đơn vị Riot Games của Tencent, PlayStation Studios của Sony Group Corp., Bandai Namco Holdings Inc. và Embracer Group AB nằm trong số các công ty hủy bỏ hàng chục tựa game chưa được công bố. Electronic Arts đã tạm dừng công việc phát triển game bắn súng góc nhìn thứ nhất mới trong vũ trụ Star Wars khi sa thải 670 công nhân.
Nhu cầu ngày càng cao của người chơi về đồ họa và cách chơi, cùng với sự phổ biến liên tục của các tựa game “dịch vụ” tồn tại trong nhiều năm, đã gia tăng rào cản đối với những người mới tham gia.
Saxs Persson, Phó chủ tịch của Epic Games cho biết tại một thời điểm nào đó, ngay cả những thương hiệu nhượng quyền nổi tiếng cũng có thể trở nên quá đắt đỏ. Studio đằng sau trò chơi từng đoạt giải như Spider-Man 2, Insomniac Games đã sa thải nhân viên trong năm nay mặc dù bán được 10 triệu bản của trò chơi trị giá 70 USD, vốn tiêu tốn tới 300 triệu USD để phát triển.
Nhà xuất bản độc lập Devolver Digital Inc. là một trong số ít công ty chưa xem xét lại cách tiếp cận của mình trong bối cảnh đầy áp lực. Công ty làm việc với ngân sách từ 1 triệu đến 5 triệu USD, cùng các trò chơi đình đám Cult of the Lamb và Hotline Miami.
“Chiến lược của chúng tôi là vượt qua những gì đang diễn ra ngay bây giờ”, Giám đốc Tiếp thị Nigel Lowrie, cũng là người nói rằng các nhà phát triển nhỏ vẫn chưa khiến công ty thất bại. “Rủi ro vẫn còn đó, nhưng không cao đến mức trở thành thảm họa”.
Nhà sáng lập Larian Studios, Swen Vincke chia sẻ với những người tham dự tại Hội nghị phát triển game tại San Francisco ngày 20/3 rằng công ty của ông sẽ không làm phần tiếp theo nào khác cho bộ phim ăn khách Baldur's Gate III năm ngoái. Trò chơi có chủ đề Dungeons & Dragons sẽ là game cuối cùng trong series. “Chúng tôi muốn làm những điều lớn lao, mới mẻ và không muốn lặp lại những việc đã làm”.