DCCA đã thu thập số liệu về ngành công nghiệp sáng tạo trên Chat GPT và thu được kết quả khá bất ngờ. Theo đó, công nghiệp làm phim hoạt hình là một điểm sáng, đã đóng góp nhiều tỷ USD vào nền kinh tế của nhiều quốc gia, trong đó Việt Nam là thị trường mới nổi đầy tiềm năng.

Công nghiệp sáng tạo - điểm sáng của nền kinh tế số

Công nghiệp sáng tạo bao gồm truyền thông, công nghệ, nội dung số, thiết kế, nghệ thuật, giải trí và nhiều lĩnh vực khác. Đây là ngành có tiềm năng phát triển rất mạnh, đóng góp nhiều vào nền kinh tế của nhiều quốc gia.

Trong số các cường quốc kinh tế, Trung Quốc là đất nước có ngành công nghiệp sáng tạo phát triển nhanh nhất thế giới. Trong năm 2020, tổng giá trị toàn ngành đạt xấp xỉ 1,5 tỷ USD.

Lĩnh vực trò chơi điện tử của đất nước gần 2 tỷ dân đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ khi đạt 43,1 tỷ USD doanh thu năm 2020. Đây cũng là quốc gia được biết tới với nhiều tựa game có tiếng như: Honor of Kings, PlayerUnknown's Battlegrounds (PUBG)...

Năm 2020 Trung Quốc còn gặt hái nhiều kết quả ấn tượng trong lĩnh vực phim ảnh. Theo đó, nước này ghi nhận 3,1 tỷ USD doanh thu với hàng loạt phim ăn khách: Wolf Warrior, The Wandering Earth.

Ngoài ra, Trung Quốc còn là đất nước có số bằng sáng chế đăng ký nhiều bậc nhất thế giới. Chỉ tính riêng trong năm 2020, quốc gia này có hơn 68.000 bằng đăng ký. 
Trước sự trỗi dậy về cả kinh tế lẫn công nghệ, Trung Quốc đã trở thành nơi “đất lành chim đậu” của nhiều tập đoàn công nghệ hùng mạnh bậc nhất thế giới như: Tencent, Alibaba, Xiaomi, Huawei, TikTok…
 

emagazine3-02.jpg

Bên cạnh Trung Quốc, cường quốc Nhật Bản cũng có ngành công nghiệp sáng tạo phát triển nhanh nhất thế giới. Chỉ riêng năm 2020, tổng giá trị toàn ngành đã đạt khoảng 97 tỷ USD.

Đất nước mặt trời mọc có lợi thế rất lớn về trò chơi điện tử và sản xuất hoạt hình anime, manga.Với các tựa game đình đám như Super Mario Bros, Pokemon, Legend of Zelda, trò chơi điện tử đã thu về 21,7 tỷ USD trong năm 2020. Còn lĩnh vực sản xuất anime và manga đã đạt 20 tỷ USD.

Nhật Bản cũng là nước có bằng sáng chế đăng ký nhiều top đầu thế giới với 51.000 bằng đăng ký. Là quốc gia phát triển hùng mạnh, đất nước mặt trời mọc hội tụ nhiều tập đoàn công nghệ lớn như: Sony, Panasonic, Toshiba, Hitachi.

emagazine3-03.jpg

Ngành công nghiệp sáng tạo cũng đóng góp quan trọng cho nền kinh tế Hàn Quốc. 2020 là một năm thành công của ngành công nghiệp sáng tạo nước này khi doanh thu toàn ngành đạt 176,6 tỷ USD; tăng 11,7% so với năm trước; Trò chơi điện tử đạt 16,6 tỷ USD.

Vượt Nhật Bản và Trung Quốc, Hàn Quốc thuộc top các quốc gia có bằng sáng chế đăng ký nhiều nhất thế giới với 200.000 bằng. Các tập đoàn hùng mạnh của xứ sở kim chi bao gồm: LG, Samsung, SK Telecom đã giữ vững vị trí trong top thương hiệu toàn cầu từ nhiều năm qua.

emagazine3-04.jpg

Là cường quốc hùng mạnh nhất thế giới, Mỹ đi đầu trong rất nhiều ngành nghề, trong đó có công nghiệp sáng tạo. Năm 2020, quốc gia này đã bỏ xa nhiều nước trên thế giới khi đạt khoảng 1,3 nghìn tỷ USD tổng giá trị thị trường toàn ngành.

Với 60 tỷ USD doanh thu, lĩnh vực trò chơi điện tử của Mỹ được đánh giá là phát triển nhanh bậc nhất thế giới. Hàng loạt tựa game nổi tiếng được ra đời tại đất nước xứ cờ hoa, có thể kể đến như: Call of Duty, Grand Theft Auto và Madden NFL.

emagazine3-05.jpg

Hollywood đã trở thành cái tên quen thuộc dành cho các "mọt phim". Đây cũng là địa điểm tập trung nhiều hãng phim và trường quay hàng đầu nước Mỹ để tạo ra vô số bom tấn ăn khách trên thế giới. Trước sự nổi tiếng toàn cầu, ngành phim ảnh của Mỹ đã đạt 11,4 tỷ USD trong năm 2020. Trong đó Netflix dẫn đầu trong top các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung VOD trên toàn cầu. Netflix kết thúc năm 2022 với 230,75 triệu thuê bao trên toàn cầu, sau khi có thêm 7,66 triệu người dùng mới trong quý 4/2022. Quý 1 năm nay tiếp tục xu hướng tích cực này. Công ty mang về 8,16 tỷ USD doanh thu và lợi nhuận đạt 1,3 tỷ USD.

Đất nước xứ cờ hoa cũng là một trong những quốc gia có số lượng bằng sáng chế đăng ký nhiều nhất thế giới với 352.000 bằng. Là đất nước phát triển hàng đầu, không bất ngờ khi Mỹ hội tụ rất nhiều tập đoàn công nghệ lớn và có tiếng. Các hãng công nghệ "sừng sỏ" như Google, Apple, Amazon, Microsoft, Meta... đều có trụ sở đặt tại đây.

emagazine3-06.jpg

Hiện, ngành công nghiệp sáng tạo của Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển.  So với các nước lớn trong khu vực và trên thế giới, nước ta tương đối khiêm tốn về lĩnh vực này. Tuy nhiên, kết quả trong năm 2020 cho thấy công nghiệp sáng tạo của Việt Nam đang có tiềm năng phát triển bùng nổ trong tương lai.

Theo số liệu tham khảo, tổng giá trị sản xuất toàn ngành nội dung số đạt trên 900 triệu USD. Công nghiệp phần mềm là lĩnh vực phát triển nhanh nhất khi đạt khoảng 7,5 tỷ USD doanh thu. Hiện, FPT và Viettel là hai tập đoàn lớn của Việt Nam đang hoạt động trong lĩnh vực này.

emagazine3-07.jpg

Ngoài công nghiệp phần mềm, thiết kế cũng là một trong những lĩnh vực phát triển nhanh chóng với nhiều công ty nổi trội như: Redder Advertising, Rice Creative… Bên cạnh đó, Việt Nam còn có nhiều công ty công nghệ lớn và đang phát triển mạnh mẽ, đóng góp vào ngành công nghiệp sáng tạo như Sconnect, VNG, MCV và VinAI.

Ngành công nghiệp sáng tạo Việt Nam đang từng bước lớn mạnh và gặt hái những thành công bước đầu. Tuy nhiên, nếu muốn phát triển bền vững và hiệu quả, toàn ngành cần được đầu tư thật sự nghiêm túc, chú trọng vào đào tạo nhân lực chất lượng cao, đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty và cá nhân sáng tạo.

emagazine3-08.jpg

Ngành hoạt hình đang trỗi dậy

Trong các lĩnh vực thuộc ngành công nghiệp sáng tạo, sản xuất phim hoạt hình đang thu hút nhiều sự chú ý. Từ các nước lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… đến các nước đang phát triển như Việt Nam cũng nhận thấy tiềm năng lớn mạnh của lĩnh vực này.

Những năm gần đây, Trung Quốc là đất nước có sự phát triển nhanh và tăng trưởng ấn tượng về công nghiệp phim hoạt hình. Tính đến năm 2020, tổng giá trị sản xuất phim hoạt hình của đất nước tỷ dân đạt hơn 32,5 tỷ USD; tăng 10,7% so với năm trước. Cũng trong năm đó, Trung Quốc đã sản xuất hơn 16.000 tác phẩm hoạt hình (bao gồm phim hoạt hình, chương trình truyền hình, video clip, trò chơi điện tử).

emagazine3-09.jpg

Một bộ phim hoạt hình 3D do Trung Quốc sản xuất

Hiện nay, lĩnh vực sản xuất hoạt hình tại Trung Quốc có sự phân hóa rõ rệt giữa công ty lớn và công ty nhỏ. Với nguồn đầu tư dồi dào, những công ty hàng đầu như Tencent, Alibaba đã tạo ra nhiều sản phẩm hoạt hình thành công. Tuy gặt hái kết quả ấn tượng nhưng công nghiệp hoạt hình tại đất nước tỷ dân vẫn đối mặt với nhiều thách thức, trong đó khó khăn hơn cả là nhân lực chất lượng cao và quyền sở hữu trí tuệ.

Dẫu còn hạn chế, thành công mà công nghiệp hoạt hình Trung Quốc mang lại vẫn cho thấy khả năng phát triển trong tương lai. Để ngành lớn mạnh hơn nữa, đất nước tỷ dân cần chú trọng đầu tư nhiều hơn về nguồn lực và vốn để tạo ra những tác phẩm hoạt hình chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. 

emagazine3-10.jpg

Khác với Trung Quốc, hoạt hình Mỹ đã phát triển trong thời gian dài và đạt được những thành tựu nhất định. Tính đến năm 2021, lĩnh vực này có giá trị sản xuất đạt hơn 259 tỷ USD.

Chỉ trong năm 2020, các phim hoạt hình Mỹ chiếm tới hơn 40% thị phần trên toàn thế giới. Mỹ chú trọng vào nhiều mảng khác nhau như phim chiếu rạp, phim truyền hình, các chương trình hoạt hình trực tuyến hay các trò chơi điện tử. 

Những công ty lớn chuyên sản xuất phim hoạt hình tại Mỹ bao gồm Walt Disney Animation Studios, Pixar Animation Studios, DreamWorks Animation, Warner Bros. Animation và Cartoon Network Studios. Đây là "cái nôi" sản sinh ra nhiều bộ phim nổi tiếng như Toy Story, Finding Nemo, The Lion King, Frozen và các chương trình: The Simpsons, Family Guy, SpongeBob SquarePants. Mặc dù rất thành công nhưng tương tự Trung Quốc, hoạt hình Mỹ vẫn gặp khó khăn vì thiếu đội ngũ nhân lực có chuyên môn cao, chi phí sản xuất đắt đỏ, sự cạnh tranh trên thị trường toàn cầu. 

emagazine3-11.jpg

Một trong những quốc gia phát triển mạnh về hoạt hình phải kể đến Nhật Bản. Lĩnh vực này có sức ảnh hưởng mạnh mẽ ở cả trong và ngoài nước với nhiều anime chất lượng, movie nổi tiếng đứng đầu doanh số phòng vé toàn cầu.

Hoạt hình xuất hiện tại Nhật Bản từ thập niên 1960 và dần trở thành một phần của văn hóa đại chúng tại đây. Các công ty hoạt hình chủ yếu tập trung vào manga, anime và các sản phẩm liên quan đến trò chơi điện tử.

emagazine3-08-1.jpg

Tính đến năm 2021, giá trị sản xuất của công nghiệp phim hoạt hình Nhật Bản đạt khoảng 19 tỷ USD. Đóng góp vào thành tích ấn tượng này là sự thành công của hàng loạt bộ phim nổi tiếng như: Doremon, One Piece, Attack on Titan, Pokemon, Spirited Away...

Để tạo nên các bộ phim hoạt hình tên tuổi là đội ngũ sản xuất chất lượng với nhiều ông lớn trong ngành. Những công ty hàng đầu như Toei Animation, Studio Ghibli, Sunrise, Madhouse đã tạo nên thế giới hoạt hình đồ sộ cho đất nước Nhật Bản.

Thành công là thế, song lĩnh vực sản xuất hoạt hình tại đây vẫn đối mặt với nhiều thách thức. Các khó khăn mà đội ngũ sản xuất phải đối mặt gồm: Sự cạnh tranh của nhiều nền công nghiệp hoạt hình trên thế giới, chi phí sản xuất cực cao, thị hiếu của khán giả thay đổi liên tục. 

emagazine3-14.jpg

So với các cường quốc, hoạt hình Việt Nam đang trong quá trình cải tiến và có tiềm năng phát triển mạnh trong tương lai. Thế nhưng, số liệu chính thức về hoạt hình Việt Nam tương đối hạn chế. Theo báo cáo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tính đến năm 2020, Việt Nam đã sản xuất được 33 bộ phim hoạt hình.

Cổ tích Việt Nam, Truyền thuyết con rồng cháu tiên, Câu chuyện về thằn lằn con... là các tác phẩm hoạt hình được biết đến rộng rãi. Đứng sau nhiều phim chất lượng là các công ty sản xuất hoạt hình lớn trong nước như Sconnect, Sun Wolf Animation Studio...

Nhưng tương tự nhiều ông lớn khác, lĩnh vực sản xuất hoạt hình của Việt Nam cũng có lợi thế hơn về nguồn nhân công giá rẻ, nhưng phải đối mặt với không ít khó khăn: Thiếu nguồn vốn đầu tư, nhân lực chất lượng cao còn hạn chế, phải cạnh tranh với các nền công nghiệp hoạt hình khác trong khu vực và trên thế giới. 

emagazine3-15.jpg

Vì thuộc lĩnh vực mới tại Việt Nam nên phim hoạt hình có rất nhiều cơ hội phát triển. Nhưng muốn đi đường dài và lớn mạnh không ngừng, công nghiệp hoạt hình của nước ta cần có sự hỗ trợ từ Chính phủ và nhiều tổ chức khác để có thể tạo ra sản phẩm chất lượng và có tầm ảnh hưởng trên thị trường quốc tế.

 

emagazine3-16.jpg